1
Đất Lành Resort, Lý Thái Tổ, Hiệp Tiến, Tân Tiến, Lagi, Bình Thuận, Việt Nam
Menu

Tin tức & Sự kiện

Các Địa điểm mà bạn nên ghé một lần khi đi nghỉ dưỡng tại một Resort LaGi, Bình Thuận

Cập nhật: 11-08-2022

Thị xã là một địa điểm có ngành du lịch còn non trẻ, cơ sở vật chất ở đây vẫn còn bình dân nhưng bù lại, đây là nơi có phong cảnh biển còn rất hoang sơ nên du khách vẫn có thể bỏ vào túi của mình “top những nơi du lịch cần trải nghiệm”

Và sau đây mình xin giới thiệu 4 địa điểm nổi tiếng mà bạn nên tham quan khi đã đến nghỉ dưỡng tại ở resort nào đó tại thị xã La Gi.

Dinh Thầy Thím

Đây là một di lích tâm linh rất nổi tiếng và hằng năm đón rất rất nhiều du khách gần xa đến thắp hương và cầu khấn. Nằm cách các khu nghỉ dưỡng ở LaGi khoảng hơn 2km, Dinh của Thầy thím là một ngôi nhà với lối kiến trúc dạng mái đình và tổ hợp bao gồm nhiều công trình khác nhau: Tam quan, Võ ca, chính điện, nhà thờ Tiền hiền, nhà thờ Hậu hiền, miếu ông Hổ, miếu Thành hoàng, phòng Truyền thống v.v…. (theo wikipedia)

(Cổng vào Dinh)

Sở dĩ Dinh nổi tiếng gần xa và linh thiêng là bắt đầu từ một truyền thuyết dân gian về xuất thân của Dinh và Thầy Thím. Tích kể:  Ngày xưa ở Quảng Nam, có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, võ thuật hơn người thường có những nghĩa cử cao đẹp được dân làng mến mộ. Vì bị nhà Vua xét xử oan ức nên đạo sĩ cùng vợ phiêu bạt vào phương Nam lánh nạn. Ở Phương Nam, Thầy Thím xây Dinh, luôn giúp đỡ dân lành vùng biển nơi đây. Khi Thầy Thím mất đi, nhớ ơn Thầy Thím đã giúp đỡ,  dân làng loan báo tin buồn, vội vã vào đến nơi, thì thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng phau được thú rừng vun đắp thành mộ ở gần nơi Thầy Thím tạ thế.

 Vì Thế hằng năm, cứ đến mùng 5 tháng giêng âm lịch, người ta thấy có đôi Bạch – Hắc Hổ thường xuyên về tảo mộ, phủ phục gần đó canh gác cho ngôi mộ.

Về sau khi đôi Bạch – Hắc Hổ qua đời, dân làng an táng ngay sau ngôi mộ Thầy – Thím để tưởng nhớ hai con vật có nghĩa, tận trung với người. Ngày 15/9 âm lịch hằng năm là ngày lễ tế thu Thầy – Thím. Qua khói hương, trong tiếng chuông trầm mặc, nghĩa cử Thầy – Thím vẫn được dân gian lưu truyền. Thế nên đến đời vua Thành Thái năm thứ 18, nhà vua đã xem xét lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy – Thím là "Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần".

Dinh Thầy Thím là một địa điểm mà du khách đến đây nên ghé một lần, nâng cao trải nghiệm của mình.

(Trước sân Dinh Thầy)

(Bên trong gian thờ chính)

(Đền Thờ Thầy)

(Khu Mộ Thầy Thím)

 

Núi Tà Cú

Núi Tà Cú cách các khu nghỉ dưỡng Đất Lành – Mỏm Đá Chim khoảng 16km theo góc 2h,  cao 649m, nằm ven Quốc lộ 1, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam là một thắng cảnh và là một điểm leo núi của tỉnh Bình Thuận.

Nằm ở độ cao 563 m (chưa tới đỉnh) là hai ngôi chùa: chùa Trên (Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Dưới (Long Đoàn), cùng bậc thang đá cao và những ngọn tháp. Ở đây có bức tượng Phật Thích Ca nằm, làm bằng bê tông, quét vôi trắng dài 49 m. Dài hơn tượng phật nằm ở chùa Wat Pho nổi tiếng của Thái Lan 3 m. (theo wikipedia)

Tương truyền, chùa Tà Cú được sư tổ Hữu Đức khai lập khoảng năm 1870. Năm Tự Đức thứ 33 (1880), Hoàng Thái hậu Từ Dũ mắc bệnh nặng, ngự y trong triều đều bó tay. Quan chủ tỉnh Bình Thuận làm biểu sớ gởi về triều đình, tâu vua về việc sư Hữu Đức rất giỏi thuốc Nam và thường dùng cây cỏ trên núi để chữa bệnh cho mọi người trong vùng, rất hiệu nghiệm. 

Vua Tự Đức nghe theo, liền cho sứ đến thỉnh. Sư Hữu Đức từ chối không về, vì đã có lời hứa không xuống núi. Vị sư chỉ trao cho viên sứ một bài chú Chuẩn Đề, thảo dược hái trên núi và chỉ dẫn cách dùng. Sứ thần trở về và làm y theo lời dặn, quả thật Hoàng Thái hậu khỏe mạnh như cũ. Rất phục và để tỏ lòng tri ân, nhà vua sắc phong danh hiệu của chùa là Linh Sơn Trường Thọ và tôn xưng sư Hữu Đức là Đại Lão hòa thượng.

Nơi đây nổi tiếng ngôi chùa đẹp và có tượng phật nhập niếp bàn nổi tiếng. Du khách sẽ khá thích thú khi ngắm cảnh từ trên xuống khi đứng trên núi.

Hải Đăng Kê Gà

Cách trung tâm Thị xã LaGi hơn 30km và 16km với các resort ở LaGi. Hải Đăng Kê Gà ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (trước thuộc huyện Hàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngọn hải đăng dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực và đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam .

 Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn xây cất. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa nơi yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này.

Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát triển.(theo wikipedia)

Ngọn Hải Đăng nằm trong một hòn đảo nhỏ rộng khoảng 5ha, du khách có thể đi bộ lên đảo vào mùa nước cạn và mùa có thủy triều lên cao, có thể thuê cano ra đảo. Nơi đây là nơi lý tưởng và ưu thích các bạn trẻ thích đi phượt, khám phá. Vùng biển này còn nổi tiếng với hải sản phong phú và tươi.

Du khách có thể cắm trại qua đêm bằng lều trại và trải nghiệm những buổi tiệc nướng ngoài trời cực kỳ thú vị. Du khách đặc biệt lưu ý khi lên đảo là phải giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi.

Tin khác